Đời Sống Họa sỹ tranh sơn dầu người Nga vẽ những con sóng dưới ánh nắng trong suốt — chân thực như một phép màu

Đời Sống Họa sỹ tranh sơn dầu người Nga vẽ những con sóng dưới ánh nắng trong suốt — chân thực như một phép màu

Họa sỹ người Nga Ivan Aivazovsky là một nghệ sỹ tiên phong đích thực trong thế giới tranh sơn dầu. Ông đã tạo nên những thành quả gần như kỳ diệu trong các bức tranh về phong cảnh biển của mình, vận dụng những nét cọ điêu luyện đến như thế. Khi thưởng lãm các tác phẩm của ông, người ta gần như có thể nếm được vị mặn của biển.

Trong suốt cuộc đời mình, họa sỹ Aivazovsky tích cóp được khoảng 6,000 tác phẩm hoàn thiện, hơn một nửa trong số đó là tranh vẽ về chủ đề biển cả. Nhờ được phú cho đôi mắt và đôi tay để khắc họa sự chuyển động và độ trong suốt của những con sóng, ông đã thành công trong việc nắm bắt tính chất cuồn cuộn, tung bọt của đại dương trên nền vải canvas.

Bức tranh “American Shipping off the Rock of Gibraltar” (Tàu Thuyền Hoa Kỳ Ngoài Khơi Đảo Đá Vôi Rock Of Gibraltar), năm 1873. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “American Shipping off the Rock of Gibraltar” (Tàu Thuyền Hoa Kỳ Ngoài Khơi Đảo Đá Vôi Rock Of Gibraltar), năm 1873. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
(Phía trên bên trái) Bức tranh “Among the Waves” (Giữa Những Con Sóng), năm 1898; (phía dưới bên trái) Bức tranh “Arrival of Catherine II in Feodosia” (Con Tàu Catherine II Cập Bến ở Feodosia), năm 1883; (bên phải) Bức tranh “Ship in the Stormy Sea” (Con Tàu Trong Vùng Biển Bão Tố), năm 1887. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
(Phía trên bên trái) Bức tranh “Among the Waves” (Giữa Những Con Sóng), năm 1898; (phía dưới bên trái) Bức tranh “Arrival of Catherine II in Feodosia” (Con Tàu Catherine II Cập Bến ở Feodosia), năm 1883; (bên phải) Bức tranh “Ship in the Stormy Sea” (Con Tàu Trong Vùng Biển Bão Tố), năm 1887. (Ảnh: Tư liệu công cộng)

Theo hai sử gia Eugene Lee và Diana Dubina, họa sỹ Aivazovsky sinh ra ở thành phố cảng Feodosia thuộc Biển Đen vào năm 1817. Ông theo học tại một trường nghệ thuật danh tiếng ở Saint Petersburg khi mới 16 tuổi. Thời còn là sinh viên, ông đã được trải nghiệm chuyến ra khơi đầu tiên khi tham gia vào các buổi tập trận của Hạm đội Baltic ở Vịnh Phần Lan. Không lâu sau, ông trở về quê hương ở Crimea, rồi quen biết với các sỹ quan hải quân vĩ đại của Hạm đội Biển Đen.

Là một nghệ sỹ trẻ đầy triển vọng, ông Aivazovsky được Học viện Nghệ thuật Hoàng gia cử đi học ở châu Âu. Ngôi sao đang lên này dành vài năm rực rỡ để giao thiệp với các nghệ sỹ sáng tạo khác ở Ý và Pháp. Ông được các nghệ sỹ đương thời như họa sỹ người Anh J.M.W. Turner ca ngợi, đồng thời nhận được nhiều giải thưởng huân chương vàng từ vị Giáo hoàng thời đó và từ Học viện Hoàng gia Pháp quốc.

Khi trở về Nga, ông Aivazovsky trở thành một nhân vật nổi tiếng. Hải quân Nga bổ nhiệm ông làm họa sỹ chính thức của họ vì ấn tượng trước tài năng xuất chúng của ông, và các cuộc phiêu lưu đây đó của ông cũng thực sự bắt đầu. Năm 1845, ông được phái đi trong chuyến hành trình đến Constantinople và quần đảo Hy Lạp. Chưa tới tuổi 30, với nguồn năng lượng dồi dào của tuổi trẻ, vị họa sỹ này đã tạo nên một kho tàng các bức tranh về cảnh biển, bờ biển, và chiến trận.

Bức tranh “The Ninth Wave” (Con Sóng Thứ Chín), năm 1850. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “The Ninth Wave” (Con Sóng Thứ Chín), năm 1850. (Ảnh: Tư liệu công cộng)

Bức tranh “The Ninth Wave” (Con Sóng Thứ Chín) được nhiều người xem là tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sỹ Aivazovsky, và là bức tranh có quy mô đồ sộ — với kích thước gần 3.4m x 2.1m. Bức tranh này miêu tả hậu quả của một vụ đắm tàu, đặt trong bối cảnh ​​trước khi trời bừng sáng lúc bình minh, với những con sóng ở tiền cảnh dường như đang níu chặt ánh nắng ban mai trong những sóng nước của mình.

Giống như họa sỹ Turner, cách vận dụng kỹ pháp phối cảnh bầu khí quyển đầy mạnh mẽ của ông Aivazovsky đôi khi giúp xóa nhòa ranh giới giữa bầu trời và biển cả. Việc ông thêm ánh bình minh rực rỡ vào bức tranh “The Ninth Wave” (Con Sóng Thứ Chín), hay ánh hoàng hôn vào bức tranh “Storm Near Eupatoria” (Cơn Bão Gần Eupatoria), làm tăng thêm một chiều cảm xúc cho sự kết hợp đó.

Cũng trong những năm đó, nhiều nghệ sỹ đã tìm cách đột phá khái niệm tân cổ điển trước đây về “lý tính” trong tác phẩm của mình để theo đuổi một cảm xúc siêu việt hơn ở cảnh giới “siêu phàm”. Tương tự như họa sỹ Turner, họa sỹ Alvazovsky đôi khi đột phá bằng thủ pháp làm phẳng gần như siêu thực trong khi xử lý chất liệu làm tôn lên chủ đề của bức tranh.

Bức tranh “Rainbow” (Cầu Vồng), năm 1873. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “Rainbow” (Cầu Vồng), năm 1873. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “Wave” (Con Sóng), họa sỹ Ivan Aivazovsky, năm 1889. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “Wave” (Con Sóng), họa sỹ Ivan Aivazovsky, năm 1889. (Ảnh: Tư liệu công cộng)

Ngoài bức tranh “The Ninth Wave” (Con Sóng Thứ Chín), họa sỹ này còn tạo nên các kiệt tác như “Wave” (Con sóng), “Storm Near Eupatoria” (Cơn Bão Gần Eupatoria), và “View of Odessa on a Moonlit Night” (Quang Cảnh Thành Phố Odessa trong Một Đêm Trăng Sáng).

Một cuộc thăm dò dư luận được thực hiện vào năm 2017 cho thấy rằng, đối với người Nga, các bức tranh của họa sỹ Aivazovsky được đánh giá cao nhất trong tất cả các bức tranh do các nghệ sỹ người Nga thực hiện. Câu nói “xứng danh với nét cọ của Aivazovsky,” mà nhà văn Anton Chekhov quảng bá, đã trở thành thành ngữ phổ biến ở Nga nhằm miêu tả về điều gì đó ưu mỹ vô song.

Năm 1892, không lâu trước khi qua đời ở Feodosia vào năm 1900, họa sỹ Aivazovsky đã có chuyến đi đến Mỹ quốc. Sau chuyến đi này, ông đã vẽ Thác Niagara, và một lần nữa thành công khi nắm bắt được sức mạnh nguyên sơ và sự hùng vĩ uy nghi của Mẹ Thiên Nhiên.

Bức tranh “Sea ​​Coast” (Bờ Biển), năm 1886. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “Sea ​​Coast” (Bờ Biển), năm 1886. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “Gunboat off Crete” (Pháo Hạm Ngoài Khơi Đảo Crete), năm 1897. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “Gunboat off Crete” (Pháo Hạm Ngoài Khơi Đảo Crete), năm 1897. (Ảnh: Tư liệu công cộng)

Trong khi nhiều họa sỹ huyền thoại thời kỳ hiện đại phải chịu cảnh đời bi thương, thì họa sỹ Aivazovsky không nằm trong số đó. Bậc thầy vẽ tranh về biển tận hưởng sự nghiệp huy hoàng trong sự sung túc và danh tiếng, đồng thời vẻ đẹp phi thường trong các bức tranh của ông vẫn tiếp tục khiến người ta say đắm sau hai thế kỷ.

Vào những năm cuối đời của một họa sỹ rất mực tài năng, sôi nổi, và đáng ngưỡng mộ, chính ông Aivazovsky cũng nói rằng: “Ngay cả khi rất nhiều tuổi, tôi vẫn giữ niềm đam mê mạnh mẽ trong mình và làm việc không ngừng nghỉ.”

Bức tranh “Stormy Sea at Night” (Biển Đêm Bão Tố), năm 1853. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “Stormy Sea at Night” (Biển Đêm Bão Tố), năm 1853. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “Constantinovich Maria in Storm 1892” (Con Tàu Constantinovich Maria trong Cơn Bão Năm 1892), năm 1892. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “Constantinovich Maria in Storm 1892” (Con Tàu Constantinovich Maria trong Cơn Bão Năm 1892), năm 1892. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “Brig Mercury in the Moonlight” (Con Tàu Brig Mercury dưới Ánh Trăng), năm 1871. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “Brig Mercury in the Moonlight” (Con Tàu Brig Mercury dưới Ánh Trăng), năm 1871. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “Storm” (Cơn Bão), năm 1851.(Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “Storm” (Cơn Bão), năm 1851.(Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “Vessels in a Swell at Sunset” (Những Chiếc Tàu Lớn trong Cơn Sóng Cồn dưới Ánh Hoàng Hôn), năm 1850. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “Vessels in a Swell at Sunset” (Những Chiếc Tàu Lớn trong Cơn Sóng Cồn dưới Ánh Hoàng Hôn), năm 1850. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “Koktebel” năm 1853. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “Koktebel” năm 1853. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “Fishermen on the Beach” (Ngư Dân trên Bãi Biển), năm 1852. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “Fishermen on the Beach” (Ngư Dân trên Bãi Biển), năm 1852. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “The Storm at Sea” (Bão Biển), năm 1850. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “The Storm at Sea” (Bão Biển), năm 1850. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức chân dung tự họa của họa sỹ Ivan Aivazovsky. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức chân dung tự họa của họa sỹ Ivan Aivazovsky. (Ảnh: Tư liệu công cộng)

Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn với chúng tôi tại emg.inspired@epochtimes.com, và tiếp tục tìm thấy nguồn cảm hứng hàng ngày bằng cách ghi danh nhận bản tin Inspired newsletter tại TheEpochTimes.com/newsletter

Cô Anna Mason là một nhà văn làm việc ở Anh. Cô học chuyên ngành văn học và chuyên về lĩnh vực con người, du lịch, phong cách sống, và sáng tạo nội dung tiếp thị. Cô Anna yêu thích kể chuyện, các cuộc phiêu lưu, tận hưởng ánh nắng vùng Balearic và những cơn mưa vùng Yorkshire.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *